Giới thiệu văn bản mới

Tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" được quy định tại Điều 165 Bộ luật Hình sự hiện hành. Thực tiễn đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này cho thấy, những vụ án kinh tế, tham nhũng lớn phức tạp, nghiêm trọng xảy ra trong thời gian qua như vụ Nguyễn Đức Kiên, Dương Chí Dũng, Hà Văn Thắm, Huỳnh Thị Huyền Như, Phạm Công Danh... phần lớn đối tượng bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội danh này.
Theo quy định tại các điều 48, 49 và 50 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. Lựa chọn người bào chữa là quyền của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo để họ thực hiện quyền bào chữa của mình. Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có thể nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc đại diện hợp pháp của mình bào chữa.
Trong dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi), tội hoạt động phỉ không được quy định với lý do “các hành vi khách quan, như: giết người, cướp tài sản nhằm chống chính quyền nhân dân đã được xử lý trong các tội danh khác trong Chương các tội xâm phạm an ninh quốc gia”.
Người bào chữa là người được người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người đại diện hợp pháp của họ, những người khác được người bị tạm giữ, bị can, bị cáo ủy quyền mời hay được cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu Đoàn Luật sư phân công văn phòng luật sư cử hoặc đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử để bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, nhằm làm sáng tỏ những tình tiết gỡ tội hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và giúp đỡ họ về mặt pháp lý để bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Khoản 2 Điều 40 dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) quy định: “Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người từ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử”.
Tạm giam là biện pháp ngăn chặn không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội, gây khó khăn cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và bảo đảm cho việc thi hành án. Trong số các biện pháp ngăn chặn, thì tạm giam là biện pháp nghiêm khắc nhất, tác động đến quyền cơ bản của công dân là quyền tự do thân thể. Vì vậy, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 đã quy định rất chặt chẽ trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp ngăn chặn này. Trong dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi), Điều 169 quy định thời hạn tạm giam để điều tra, trong đó điểm b, điểm c, điểm d khoản 2 quy định việc gia hạn tạm giam.