Giới thiệu văn bản mới

Điều 26 dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) quy định: “Trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, Điều tra viên, Kiểm sát viên, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác đều có quyền bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, kiểm tra, đánh giá chứng cứ, đưa ra yêu cầu để làm rõ sự thật khách quan vụ án”
Trong dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi), việc bắt buộc ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung bị can được quy định tại khoản 6 Điều 188: “Việc hỏi cung bị can tại cơ sở giam giữ hoặc tại trụ sở Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải được ghi âm, ghi hình".
Trong dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi), những quy định đối với pháp nhân phạm tội được quy định tại chương XI từ Điều 74 đến Điều 89 và một số điều luật khác.
Chính sách nhân đạo về xử lý hình sự và thi hành án hình sự đối với người phạm tội từ trước đến nay là chủ trương luôn được Đảng, Nhà nước ta quan tâm chú trọng và đã được quy định tương đối đầy đủ trong các văn bản pháp luật hình sự, tố tụng hình sự, thi hành án hình sự, thông qua đó tạo điều kiện cho người phạm tội hưởng nhiều chính sách khoan hồng, tự nguyện cải tạo và tái hòa nhập cộng đồng như: phạt tù cho hưởng án treo; cải tạo không giam giữ; hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt; giảm hình phạt đã tuyên, đặc xá…
Trong dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi), quyền và nghĩa vụ của người bào chữa được quy định tại Điều 128.
Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an giới thiệu bài viết đóng góp ý kiến của Trung tướng, GS.TS Nguyễn Ngọc Anh, Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp Bộ Công an.